Gỗ Công nghiệp MDF phủ giấy PU có tốt không? Giá MDF phủ giấy PU

Gỗ MDF phủ giấy PU

Gỗ Công nghiệp nói chung và gỗ MDF phủ giấy PU nói riêng là loại gỗ góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống. Vì vậy, đây là loại gỗ mà ngày càng được nhiều người ưa chuộng lựa chọn làm nội thất thay thế cho gỗ tự nhiên ngày một cạn kiệt. Trong bài viết này, Topnoithat sẽ cùng bạn đi tìm hiểu đôi nét về loại gỗ công nghiệp này nhé!

  • Cấu tạo của gỗ MDF phủ giấy PU
  • Thông số kỹ thuật gỗ
  • Các loại gỗ MDF phủ giấy sơn PU
  • Quy trình sản xuất ván MDF phủ giấy PU
  • Ưu, nhược điểm của ván MDF phủ giấy PU
    • Ưu điểm
    • Nhược điểm
  • Ứng dụng của gỗ MDF phủ giấy PU
    • Làm đồ nội thất gia đình
    • Các ứng dụng khác
  • Giá gỗ MDF phủ giấy PU
  • Lời kết

Cấu tạo của gỗ MDF phủ giấy PU

Ván MDF phủ giấy PU là ván ép công nghiệp được tạo thành từ 2 lớp là lớp cốt ván MDF là lớp phủ bằng giấy PU. Loại gỗ này có khả năng chịu lửa cũng như là nước tốt. Màu sắc đa dạng nên có thể dùng làm độ nội thất hay trang trí không gian sống.

Cấu tạo của gỗ MDF dán phủ giấy PU
Cấu tạo của gỗ MDF dán phủ giấy PU

Cấu tạo 2 lớp này gồm:

Lớp cốt ván MDF: gồm các dăm gỗ từ bìa các loại gỗ tự nhiên được trộn với keo dính công nghiệp, sau đó ép dưới nhiệt độ cao tạo nên độ chắc chắn, chịu lực tác động lớn.
Lớp giấy PU: lớp phủ này giúp tăng khả năng chống trầy xước, chống thấm nước và tăng thẩm mỹ do có bảng màu đa dạng. Giá thành lớp giấy này rẻ nên tiết kiệm chi phí rất tốt.

Thông số kỹ thuật gỗ

Các loại gỗ công nghiệp thường có các tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng lưu thông trên thị trường.

Tiêu chí Thông số
Cốt ván Ván thườngVán chống ẩm
Bề mặt Bề mặt giấy sơn PU với hơn 100 màu khác nhau
Kích thước tiêu chuẩn 1.200 x 2.400 (mm) và 1220 x 2440 (mm)
Độ dày của ván 2.5 – 25 (mm)
Tuổi thọ 10- 15 năm
Bảng tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật của ván ép MDF phủ giấy PU

Các loại gỗ MDF phủ giấy sơn PU

Cũng giống như các dòng sản phẩm khác của gỗ MDF. Ván phủ giấy PU có 3 loại: ván thường (hay còn gọi là ván trơn) và ván chống ẩm (hay còn gọi là ván lõi xanh), ván chống cháy (hay còn gọi là ván lõi đỏ)

Lưu ý: Hiện nay cả người dùng và xưởng thi công đồ nội thất thường bị nhầm lẫn giữa ván MDF chống ẩm (HMR) với loại ván siêu chống ẩm HDF do đều có tính năng chống ẩm. Điều này đã gây ra nhiều tranh cãi trong quá trình ký kết hợp đồng (ván siêu chống ẩm có giá thành rất cao hơn). Do vậy quý khách cần nắm rõ các đặc điểm sản phẩm để tránh sự nhầm lẫn đó.

Quy trình sản xuất ván MDF phủ giấy PU

Để sản xuất gỗ công nghiệp MDF phủ giấy PU cũng trải qua 2 giai đoạn là sản xuất gỗ MDF và cán phủ giấy PU.

Xem chi tiết quy trình sản xuất gỗ MDF tại: Gỗ MDF là gì? được làm từ gì? quy trình sản xuất MDF

Giai đoạn 2 cán phủ giấy PU:

Ván MDF sau khi ổn định thì đem ra chàm nhám rồi phủ giấy PU lên để tăng độ bóng và tính thẩm mỹ.

Kiểm tra và lưu kho trước khi xuất hàng.

Ưu, nhược điểm của ván MDF phủ giấy PU

Gỗ ván MDF phủ giấy PU cũng giống như các loại gỗ công nghiệp MDF nói chung đều có những ưu, nhược điểm như:

Ưu điểm

  • Giá thành thấp hơn rất nhiều so với các loại gỗ công nghiệp khác, đặc biệt là nhờ lớp giấy PU có giá rẻ.
  • Dễ chế tác gia công: bề mặt gỗ nhẵn mịn, dễ dánh bóng và bám dính tốt sơn, dẽ dán lớp phủ, dán cạnh… Cưa cắt cũng dễ, gỗ mịn nên không lo bị mẻ.
  • Không lo mối mọt côn trùng
  • Ít bị cong vênh nứt vỡ như gỗ tự nhiên
  • Lớp giấy PU có bảng màu sắc đa dạng, chân thực, dùng để làm đồ nội thất hay đồ trang trí đều được.
  • Dễ áp dụng sản xuất công nghiệp quy mô lớn. Tấm gỗ có kích thước tiêu chuẩn lên dễ thiết kế và ứng dụng máy móc tự động.
  • Là xu hướng của vật liệu nội thất hiện tại và tương lai, số lượng nhiều, bảo vệ thiên nhiên.

Nhược điểm

  • Độ dày hạn chế: nếu muốn độ dày trên 25mm sẽ phải ép dán thêm dẫn tới độ bền không cao.
  • Không thể chạm chổ những chi tiết nhỏ như gỗ tự nhiên.
  • Sản phẩm sẽ kém chất lượng nếu chứa thành phần formaldehyde vượt quá quy định (lớn hơn 0,02%), khi đó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng nế tiếp xúc trong một thời gian dài.

Ứng dụng của gỗ MDF phủ giấy PU

Với những ưu điểm vượt trội, giá thành rẻ gỗ được ứng dụng rất rộng rãi trong sản xuất đồ nội thất giá rẻ hiện nay.

Làm đồ nội thất gia đình

Gỗ công nghiệp MDF phủ veneer có thể dùng để làm tủ bếp, bàn ăn, bàn ghế uống nước, bàn ghế phòng ngủ, kệ sách, kệ tivi, tủ quần áo, …

Kệ tivi gỗ MDF phủ giấy PU giá rẻ
Kệ tivi gỗ MDF phủ giấy PU giá rẻ

Xem thêm: 72 mẫu Kệ Tivi gỗ công nghiệp đẹp cho phòng khách nhà phố

Gỗ ván MDF trơn phủ giấy PU ứng dụng trong làm tủ giày dép gỗ công nghiệp
Gỗ ván MDF trơn phủ giấy PU ứng dụng trong làm tủ giày dép gỗ công nghiệp

Xem nhiều mẫu tủ hơn tại:

Tủ giày dép, kệ sách gỗ MDF có tốt không? Giá tủ giày dép gỗ công nghiệp MDF

68 mẫu tủ giày dép gỗ công nghiệp đẹp, giá rẻ, thiết kế mới nhất

1500 Mẫu tủ giày dép đẹp, giá rẻ, thiết kế hiện đại

Giường ngủ trẻ em gỗ MDF phủ giấy PU
Giường ngủ trẻ em gỗ MDF phủ giấy PU

Xem thêm nhiều mẫu giường hơn tại:

Giường ngủ gỗ công nghiệp MDF giá rẻ, thiết kế trẻ trung

83 mẫu giường ngủ gỗ công nghiệp đẹp, thiết kế trẻ trung hiện đại

125 mẫu giường ngủ trẻ em đẹp, giường tầng, có cầu trượt, ô tô, đủ loại

Gỗ MDF phủ giấy PU có thể dùng để đóng tủ quần áo
Gỗ MDF phủ giấy PU có thể dùng để đóng tủ quần áo

Xem thêm:

 Tủ quần áo gỗ MDF có bền không? Mẫu tủ quần áo gỗ MDF đẹp

80+ Mẫu tủ quần áo gỗ công nghiệp đẹp cho nhà phố hiện đại

Các ứng dụng khác

Vách ngăn: Sử dụng để làm vách ngăn nhà vệ sinh, vách ngăn văn phòng, cách ngăn phòng khách, …

Đồ nội thất văn phòng: Bàn làm việc, tủ đựng hồ sơ, vách ngăn văn phòng.

Đồ nội thất cửa hàng: Kệ bán hàng, quầy bar, …

Giá gỗ MDF phủ giấy PU

Bảng giá gỗ MDF phủ giấy PU với cốt lõi MDF trơn và MDF lõi xanh
Bảng giá gỗ MDF phủ giấy PU với cốt lõi MDF trơn và MDF lõi xanh

Lời kết

Trên đây là tất cả những thông tin, tính năng nổi bật của dòng gỗ công nghiệp MDF phủ giấy PU. Một trong những dòng gỗ công nghiệp phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trong ngành nội thất hiện nay. Hy vọng những thông tin mà TOPnoithat cung cấp sẽ hữu ích cho bạn, giúp bạn nhận biết và đánh giá chất lượng trước khi lựa chọn và sử dụng các sản phẩm nội thất trong chính ngôi nhà của mình.

Bạn cần tìm gì?

Bài viết liên quan